- VỚI LẤY NÀO: Cùng lúc đưa cho trẻ nhiều thứ đồ chơi trẻ thích → yêu cầu trẻ cầm lấy → khi một tay đã đầy, trẻ sẽ phải dùng tay kia, đưa liên tiếp thì những đồ chơi trẻ đã cầm sẽ bị rơi → luyện khả năng cầm nắm và xử lý tình huống cho trẻ.
- KÉO LẠI ĐÂY NÀO: Đặt đồ chơi hoặc đồ ăn trẻ thích trên bàn mà trẻ không với tới được → yêu cầu trẻ lấy → không được, mẹ buộc sợi dây vào vật đó và hướng dẫn trẻ kéo về phía mình.
- MỞ ĐỒ LẤY HỘP: Lấy hộp nhựa trong có nắp đậy, để phần thưởng vào, nếu trẻ mở được hộp trẻ sẽ lấy được phần thưởng → làm nhiều lần để trẻ hiểu được mối quan hệ nhân quả.
- VO GIẤY: Lấy giấy mềm vo viên lại cho trẻ quan sát → yêu cầu trẻ vo lại giống mẹ → thi xem ai vo được nhiều giấy hơn. Những viên giấp vo được mẹ có thể cho trẻ nhặt hoặc ném vào cái hộp ở khoảng cách thích hợp.
- MỞ NGĂN KÉO LẤY ĐỒ: Cho trẻ xem đồ chơi sau đố cất vào trong ngăn kéo, yêu cầu trẻ tự mở ngăn kéo để lấy đồ chơi → luyện trí nhớ , vận động của cánh tay. Có thể làm ngược lại : ngăn kéo mở sẵn mẹ nhờ trẻ cất đồ vào vào giúp mẹ rồi đóng ngăn kéo lại.
- ĐƯA QUA ĐƯA LẠI: Đưa cho trẻ một thú đồ chơi vào tay thuận sau đó đưa tiếp đồ chơi nữa vào tay mà trẻ đang cầm đồ chơi vừa nhận → giúp trẻ chuyển đồ chơi sang tay còn trống để nhận đồ chơi thứ hai.
- TÌM VẬT: Cho trẻ chơi một thứ đồ mà trẻ thích. Dùng khăn phủ lên 2/3 đồ chơi đó → mẹ hỏi trẻ ….đâu rồi ? Sau đó mẹ giả vờ tìm đồ, lật khăn lên và nói: A! đây rồi → hướng dẫn trẻ làm theo → giúp trẻ trả lời câu hỏi: ở đâu ? – đây rồi!
- TÌM VẬT ĐƯỢC GIẤU: Cho đồ chơi trẻ thích vào hộp hạt ( cát ) và dấu sâu trong đó. Yêu cầu trẻ phải dùng tay thục sâu vào tìm → luyện về xúc giác, vận động tay, có thể cho 2 – 3 đồ vào và yêu cầu trẻ tìm ra 1 thứ.
